Thời đại kỹ thuật số bùng nổ khiến có rất nhiều phần mềm cũng như là công cụ được ra đời để phục vụ các nghệ sĩ thực hiện các bức vẽ của mình. Chính sự tiện lợi của các công cụ và phần mềm kỹ thuật số đã dần dần thay đổi thói quen của các họa sĩ và hình thành nên một bộ môn nghệ thuật hoàn toàn mới đó chính là Digital Art. Hôm nay các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem Digital Art là gì nhé.
1. Digital Art là gì?
Digital art hay nghệ thuật kỹ thuật số là thuật ngữ chỉ một tác phẩm nghệ thuật được thực hiện bởi phần mềm, công cụ kỹ thuật số. Digital art là một bộ môn không dễ tiếp cận bởi nó đòi hỏi nhiều công cụ đi kèm như Wacom, bảng vẽ, các phần mềm đi kèm hơn nữa bạn cũng sẽ phải học sử dụng những công cụ này một cách thuần thục để tạo ra được bức vẽ đẹp nhất. Thông thường thì các học sinh học vẽ sẽ phải học và làm quen với phương pháp vẽ truyền thống trước sau đó theo nhu cầu và định hướng thì sẽ chuyển sang Digital art.
2. Ưu điểm của Digital Art
- Sự linh động: Nếu bạn luôn ghét việc phải tẩy xóa, vẽ lại nhiều lần thì với việc vẽ trên các phần mềm và công cụ thì điều đó sẽ không còn nữa. Bạn có thế điều chỉnh những thông số của các nét vẽ như độ to nhỏ, đậm nhạt, vị trí hơn nữa những dạng của nét vẽ cũng cực kỳ nhiều hay chũng còn được gọi là brush. Khả năng thay đổi màu sắc cũng là một sự linh động mà tôi muốn nhắc đến. Đối với vẽ truyền thống thì bạn sẽ phải biết cách pha các loại màu với nhau để có màu sắc ưng ý nhưng việc đó sẽ được thực hiện trên phần mềm với một cú click chuột. Quá tiện lợi phải không nhỉ! Ngoài 2 yếu tố chính mà chúng ta vừa tìm hiểu thì bạn còn có thể điều chỉnh vô vàn các thông số khác nữa trên phần mềm của mình.
- Tiết kiệm thời gian công sức: Việc tẩy xóa vẽ đi vẽ lại thường khiến những họa sĩ vẽ tay mất rất nhiều thời gian và thậm chí là “Sai một ly, đi một dặm”. Nhưng đối với Digital Art bạn có thể back lại thao tác vẽ sai của mình mà chúng không hề làm xấu đi bức vẽ. Ngoài ra Digital Art không đòi hỏi giấy vẽ, bút vẽ, màu….
- Bảo quản dễ dàng: các bức vẽ kỹ thuật số là một File nên bạn sẽ không lo chúng bị mất, rách, phai màu sau thời gian dài. Chúng sẽ vẫn luôn đẹp như thuở ban đầu.
- Dễ dàng vẽ và tăng thu nhập: Không như các bức vẽ tay phải đòi hỏi đạt đến một trình độ cao thì mới có thể bán để kiếm lợi nhuận. Các bức vẽ Digital Art dễ dàng tiếp cận đến với công chúng qua game, hình ảnh, logo…và các nhà phát hành sẽ phải trả tiền cho các họa sĩ cho mỗi sản phẩm.
3. Nhược điểm của Digital Art
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì digital art cũng có những nhược điểm nhất định. Vậy nhược điểm của digital art là gì? Cụ thể:
- Chi phí: Digital Art sẽ tốn của bạn một chi phí không nhỏ để trang bị bảng vẽ, wacom (bút vẽ), máy tính. Với tất cả những công cụ đó thì bạn mới có thể theo đuổi được bộ môn nghệ thuật này.
- Dễ bị sao chép: Nhược điểm của internet là khiến mọi thứ không còn sự riêng tư nữa vì thế các tác phẩm của bạn sẽ dễ dạng bị sao chép, đánh cắp dù cho bạn có gắn watermark đi chăng nữa
- Thiếu cảm xúc: Những tác phẩm được thực hiện bằng những công cụ và phần mềm sẽ khó đạt đến cảnh giới cao trong nghệ thuật bằng các bức vẽ thực hiện bằng tay trên giấy.
4. Những công việc cho họa sĩ Digital Art là gì
- Họa sĩ minh họa: Bạn sẽ phụ trách việc thiết kế hình ảnh, bối cảnh cho các bộ truyện tranh, cuốn sách. Phần hình ảnh cực quan trọng bởi rất nhiều khách hàng sẽ chọn những bộ sách có phần hình ảnh đẹp.
- Họa sĩ concept game: Game trên điện thoại hay các nền tảng khác luôn phát triển cực mạnh mẽ và đây là cơ hội việc làm không nhỏ dành cho bạn. Công việc của bạn sẽ là thiết kế các nhân vật trong game, công việc này sẽ đòi hỏi ngoài khả năng vẽ bạn sẽ còn phải hiểu về thị trường game.
- Họa sĩ concept phim, truyện: Cũng giống như các công việc mà tôi vừa kể trên nhưng bây giờ bạn sẽ phải vẽ nhân vật và bối cảnh cho phim, truyện.
Digital Art thực sự là một bộ môn cực thú vị và nếu bạn đang là người học vẽ thì đây là một bộ môn đầy hứa hẹn mà bạn có thể theo đuổi. Hi vọng bài viết trên giúp mọi người hiểu rõ hơn digital art là gì và những thứ liên quan tới nó. Xin cảm ơn vì đã giành thời gian đọc bài viết