Biển quảng cáo là phương tiện đại diện cho thương hiệu cho doanh nghiệp của bạn, có nhiều khách hàng tìm đến TLP Group để làm lại chiếc biển mới được vài tháng của mình chỉ bởi lý do là nó xấu quá. Tiền bạc và thời gian là thứ khách hàng đã mất đi và để quý khách nhận biết được biển quảng cáo của bất kì đơn vị nào thi công cho mình là đẹp thì hãy đối chiếu nó với 4 quy tắc sau.
Chúng ta sẽ cùng nhau điểm mặt luôn 4 nguyên lí này:
- C – Contrast: Tương phản
- R – Repetition: Lặp lại
- A – Alignment: Sắp xếp
- P – Proximity: Gần gũi
1. Nguyên lí tương phản
Hãy tưởng tượng rằng nếu các chi tiết trên một biển quảng cáo giống nhau mọi thứ về phông chữ, màu sắc, kích thước thì khách hàng khi nhìn vào sẽ biết chú ý đến điều gì?
Đây là lúc mà chúng ta cần đến nguyên lí tương phản. Khi áp dụng nguyên lí này tất cả mọi người khi nhìn vào sẽ nhận biết được đâu là nội dung chính là tên thương hiệu, ngành nghề hoạt động đâu là nội dung phụ gồm địa chỉ, giấy phép kinh doanh… Để có được sự tương phản tốt thì màu sắc của chữ trên biển quảng cáo nên đối lập với phần nền. Kích thước bộ chữ trên biển phải có phần to phần nhỏ để khách hàng biết đâu là vị trí cần chú ý hơn các vị trí khác.
2. Nguyên lí lặp lại
Nếu quy tắc tương phản giúp cho bạn có được sự chú ý của khách hàng. Nguyên lý lặp lại mang đến sự gọn gàng và trật tự trong cấu trúc của thiết kế
Nguyên lý lặp lại giúp cho biển quảng cáo của bạn mang một thiết kế thống nhất bằng cách sử dụng những chi tiết đồ họa giống nhau để thể hiện một nhóm thông tin cùng loại. Nguyên lý lặp lại giúp kết nối những phần khác nhau trong thiết kế một cách mượt mà tăng cường tính thẩm mỹ của cấu trúc thiết kế. Ví dụ như thông tin chính trên biển như tên thương hiệu và ngành nghề kinh doanh thì sẽ giống nhau về kích thước, phông chữ hay khả năng phát sáng, những thông tin phụ như địa chỉ, thông tin liên lac thì có cùng kích thước màu sắc…
3. Nguyên lí sắp xếp
Nguyên lý sắp hàng tạo nên sự khác biệt giữa 1 thiết kế thân thiện-dễ hiểu và một thiết kế lộn xộn-khó nhìn. Theo nguyên lý này, các yếu tố trên biển hiệu không nên được đặt ngẫu nhiên hoặc tùy tiện. Chữ hay logo tất cả đều nên có một sự kết nối trực quan với nhau.
Khi các chi tiết được đặt ngẫu nhiên, bảng hiệu của bạn sẽ trông luộm thuộm, thiếu điểm nhấn. Người dùng sẽ dễ bị nhầm lẫn trong thông điệp mà bạn muốn truyền tải cho họ –> giảm đáng kể hiệu suất của quảng cáo.
Nguyên lý sắp hàng khi sử dụng đúng cách sẽ giúp cho thiết kế của bạn cân bằng, sạch sẽ và đáng tin cậy. Ngoài ra nên chắc chắn là bạn sắp hàng các yếu tố một cách nhất quán. Nếu bạn đã quyết định canh lề trái thì hãy canh lề trái tất cả các yếu tố cần thiết, và ngược lại.
4 Nguyên lí gần gũi
Nếu bạn phân bố các chi tiết liên quan tới nhau ở xa nhau, thì sẽ làm cho người dùng khó khăn để hiểu những gì bạn cố gắng truyền tải. Hãy sử dụng nguyên lý gần gũi để nhóm những yếu tố liên quan đến nhau và phân bổ bố cục của thiết kế một cách hợp lý. Theo nguyên lý này, những chi tiết -nội dung tương tự nhau hoặc có liên quan tới nhau nên được nhóm lại cho phù hợp. Bằng cách này, chúng tạo thành một tổng thể thị giác tốt hơn, giúp người dùng dễ quan sát hơn là nằm rải rác, phân tán.
Ngoài 4 nguyên lí trên hay cách gọi tắt là C.R.A.P thì còn một yếu tố nhỏ là không nên nhồi nhét quá nhiều thông tin vào bảng hiệu của bạn. Quá nhiều chi tiết sẽ làm cho thiết kế của bạn trông chật chội và thiếu chuyên nghiệp, quan trọng hơn, vì có quá nhiều chi tiết nên khách hàng sẽ không biết phải chú ý đến chi tiết nào.
Hotline: 0922 883 222 – 09 6886 1018
Email: info@tlp-group.com.vn
Địa chỉ: Số 30, Lê Hồng Phong, Hà Đông, Hà Nội
Trân trọng !